Bạn gặp khó khăn khi nói "không"? Bạn đang cố gắng làm đẹp lòng người khác trong khi bạn chịu thiệt thòi?
Thật ra, bạn đâu phải là người duy nhất. Trước đây, chính tôi cũng không giỏi nói "không", bởi vì tôi cũng không muốn làm người khác cảm thấy tổn thương.
Ví dụ, bất kỳ khi nào ai đó muốn nhờ tôi giúp đỡ, tôi đều đồng ý thậm chí tôi còn đang có nhiều việc quan trọng khác phải làm. Đôi khi những việc giúp đỡ đó tốn mất của tôi 2-3 tiếng hoặc hơn. Hết ngày, tôi lại lao vào ngủ để kịp lấy lại sức đi làm ngày hôm sau. Vấn đề không thể nói "không" cũng xảy ra với khách hàng của tôi, những nhà kinh doanh và thậm chí cả những người bán hàng.
Nói "KHÔNG" là mang tính tiêu cực, nhưng ngược lại nó có thể điều rất tích cực.
Về sau, tôi nhận ra rằng những lúc tôi không nói "không" (mà lẽ ra tôi nên nói) đã không giúp ích gì cho tôi. Tôi đã dành quá nhiều thời gian và công sức cho mọi người và không dành thời gian cần thiết cho chính tôi. Đôi lúc tôi cảm thấy bức tức đặc biệt là với chính mình. Tôi dần dần nhận ra rằng, nếu tôi muốn có thời gian riêng cho mình, tôi cần phải học cách nói "không".
Tại sao chúng ta khó nói "không"
Để học nói "không", trước tiên chúng ta phải hiểu điều gì ngăn cản ta nói ra điều đó. Dưới đây tôi liệt kê một số lý do căn bản tại mọi ngưới khó nói "không":
- Bạn thực sự muốn giúp. Bạn là người có tấm lòng tốt. Bạn không muốn người khác quay lực lại với ban và bạn muốn giúp bất kỳ lúc nào có thể, thậm chí việc đó tốn thời gian của bạn.
- Sợ bị coi là thô lỗ. Từ bé tôi đã được dạy rằng nói "không", đặc biệt là với người lớn tuổi hơn mình là thô lỗ. Lối suy nghĩ này rất phổ biến ở văn hóa Châu Á, vì điều quan trọng nhất là phải giữ thể diện. Giữ thể diện nghĩa là không để người khác xe thường mình.
- Muốn được thừa nhận. Bạn không muốn mình là người xa lạ trong nhóm của mình, bởi vì bạn không đồng ý. Vì vậy bạn nhận lời nhờ vả.
- Sợ gây xung đột. Bạn sợ người khác có thể bực mình nếu bạn từ chối họ. Điều này có thể gây sự đối đầu không hay ho gì. Thậm chí, nó có thể gây ra sự bất đồng có thể gây ra tác hại trong tương lai.
- Sợ mất cơ hội. Có lẽ bạn lo sợ nếu nói không thì cánh cửa trước mặt bạn sẽ đóng lại. Ví dụ, một khách hàng của tôi được đề nghị chuyển sang một bộ phận khác trong công ty của mình. Vì anh ấy vẫn thích nhóm của mình, anh ấy đã không muốn chuyển. Tuy nhiên anh ta không muốn nói không vì anh ta e sợ rằng nếu nói không thì sẽ mất cơ hội thăng tiến trong tương lai.
- Không đốt cháy mối quan hệ. Một số người cho rằng nói "không" là dấu hiệu của phản đối. Nó có thể dẫn tới việc đốt cháy cây cầu và mối quan hệ bị phá hủy.
Nếu bạn gật đầu với các lý do trên, thì tôi hoàn toàn đồng ý với bạn. Những lý do này đúng với tôi lúc này hay lúc khác. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi khi đối nhân xử thế tại công sở hay trong cuộc sống, tôi nhận ra rằng những lý do này bị hiểu sai hơn bất kỳ điều gì khác. Nói "không" không có nghĩa là bạn thô lỗ; càng không phải là bạn không đồng ý. Nói "không" không có nghĩa là có xung đột, càng không phải là bạn sẽ mất cơ hội trong tương lai. Và nói không lại càng không thể nói đó là bạn đang đốt cháy mối quan hệ.
Nói chung, cách bạn nói "không" như thế nào sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Sau đó, bạn còn phải cân nhắc cả nhu cầu và ưu tiên của riêng mình, cũng như nhu cầu của người khác. Nói không là bạn đang tôn trọng chính không gian và thời gian của bạn. Nói không là đặc quyền của bạn.
Nói không mở ra cho bạn một lối để thực hiện công việc của bạn tốt hơn với những điều mà bạn đã cam kết. Nó không làm mất đi lời mời chào; chỉ là vì không còn chỗ nào thừa trên cái đĩa của bạn mà thôi.
Thay vì trốn tránh nó, cách hay nhất là ta hãy học cách nói "không" sao cho tốt nhất. Sau khi tôi bắt đầu học cách nói không với người khác, tôi nhận ra rằng nó không thật sự xấu như tôi vẫn nghĩ. Người khác vẫn hiểu tôi và không có bất kỳ phản kháng nào. Thực sự, những mối lo về việc nói "không" chỉ là nằm trong tâm trí ta mà thôi.
Nếu bạn không chắc phải làm thế nào thì hãy xem 7 cách đơn giản để nói "không". Hãy áp dụng những phương pháp này hợp lý theo từng tình huống trong cuộc sống.
1. Tôi không thể cam kết làm việc này vì tôi còn đang có việc gấp phải làm lúc này"
Nếu bạn đang quá bận rộn để nhận lời nhờ vả, thì hãy dùng ngay cách này. Điều này cho biết là cái đĩa của bạn đã đầy lắm rồi, vì vậy họ không nên nhờ vả lúc này hay lúc khác. Để làm rõ hơn, bạn có thể chia sẻ với họ là bạn đang phải làm gì lúc này, vì vậy họ có thể hiểu bạn hơn. Tôi thường sử dụng cách này khi tôi có quá nhiều việc phải làm.
Nếu bạn đang quá bận rộn để nhận lời nhờ vả, thì hãy dùng ngay cách này. Điều này cho biết là cái đĩa của bạn đã đầy lắm rồi, vì vậy họ không nên nhờ vả lúc này hay lúc khác. Để làm rõ hơn, bạn có thể chia sẻ với họ là bạn đang phải làm gì lúc này, vì vậy họ có thể hiểu bạn hơn. Tôi thường sử dụng cách này khi tôi có quá nhiều việc phải làm.
2. Bây giờ không tiện, tôi đang phải làm dở việc này. Chúng ta có thể nói chuyện lại vào giờ X được không?"
Đôi khi ta vẫn hay nhận những lời nhờ giúp đỡ khi ta đang làm dở việc gì đó. Đôi khi tôi nhận được cuộc gọi từ bạn bè hoặc từ đối tác khi tôi đang họp hay đang bận làm việc gì khác. Cách này là cách tốt nhất để từ chối và lùi lời đề nghị lại. Đầu tiên, bạn phải nói rõ với người đó lúc này không tiện cho bạn nói chuyện vì bạn đang bận. Sau đó, bạn cho họ biết là bạn vấn muốn giúp bằng cách gợi ý cho họ thời gian tiện nhất cho bạn để bạn giúp. Bằng cách này, họ sẽ không bị thất vọng.
3. "Tôi rất muốn giúp nhưng…"
Tôi thường hay dùng cách này để nói không với đối tác. Cách nói này khuyến khích người khác, cho họ biết bạn cũng thích ý tưởng đó (tất nhiên, bạn chỉ nói ra khi bạn thích thật) và chẳng có gì sai trái cả. Tôi thường nhận được nhiều lời mời hợp tác từ nhiều đối tác kinh doanh mà tôi không thể tham gia được, và tôi sử dụng cách này để nói không một cách nhẹ nhàng. Ý tưởng của họ thực sự là rất tuyệt vời, nhưng tôi không thể tham gia vì có nhiều lý do chẳng hạn như đang bận công việc (#1) hay có những nhu cầu khác (#5).
4. "Để tôi suy nghĩ về việc này và tôi sẽ trả lời bạn sau."
Điều này giống như "Có thể" hơn là nói thẳng toẹt ra "Không". Nếu bạn quan tâm muốn giúp họ, nhưng bạn chưa muốn nói "Có", hãy dùng cách này. Đôi khi, tôi cũng thích một ý tưởng nào đó đúng với nhu cầu của mình, nhưng tôi chưa muốn cam kết sẽ làm ngay mà tôi muốn suy nghĩ thêm trước khi trả lời. Đôi lúc có những tính toán khác nảy ra trong đầu, do vậy tôi muốn phải chắc chắn trước khi ra quyết định tham gia vào. Nếu ai đó chân thành nhờ giúp đỡ, họ sẽ sẵn lòng chờ thêm chút thời gian. Bạn hãy nói rõ sẽ trả lời khi nào (ví dụ, 1-2 tuần) để họ biết còn chờ bạn trả lời.
Nếu bạn không quan tâm lời đề nghị của họ, đừng để họ chờ nữa. Hãy sử dụng luôn cách #5, #6 và #7.
5. Việc này không hợp với nhu cầu của tôi nhưng chắc chắn tôi sẽ để tâm đến việc này.
Nếu ai đó đề xuất một thương vụ/cơ hội mà bạn không quan tâm lắm, hãy nói thẳng với họ rằng việc này không hợp với nhu cầu của bạn. Nếu không, buổi thảo luận sẽ kéo dài hơn cần thiết. Rất nên làm thế để người khác biết rằng họ đề xuất với bạn là đúng đắn, nhưng bạn đang cần tìm cơ hội khác phù hợp hơn. Đồng thời, bạn hãy nhấn mạnh với họ rằng bạn sẽ để tâm chú ý tới công việc của họ, nó là dấu hiệu bạn luôn đón chào những cơ hội khác trong tương lai.
6. "Tôi không phải là người có thể giúp bạn tốt nhất. Tại sao bạn không thử hỏi X xem?
Nếu bạn được nhờ làm một việc mà bạn (i) không thể giúp được nhiều (ii) không có đủ nguồn lực để giúp đỡ, hãy cho họ biết là họ đang tìm nhầm người. Nếu có thể, hãy giới thiệu cho họ ai đó/công ty nào đó mà bạn biết có thể giúp được họ. Tôi luôn đưa ra thêm lời giới thiệu họ liên hệ người khác và những khả năng thay thế khác nếu chẳng may cả người tôi giới thiệu cũng không làm được. Bằng cách này bạn đã lái họ đi đúng con đường của mình.
7. "Không, tôi không thể."
Cách đơn giản nhất và thẳng thắn nhất để nói không. Chúng ta đã dựng lên quá nhiều rào cản không cho chúng ta nói "không". Như tôi đã chia sẻ ở đầu bài viết, những rào cản này là bạn tự dựng lên và chúng không có thật. Đừng nghĩ quá nhiều về việc nói "không" và cứ nói thẳng ra. Bạn sẽ ngạc nhiên là người khác sẽ không quá tệ như bạn tưởng tượng ra.
Học cách nói không với những lời đề nghị không phù hợp với nhu cầu của bạn, và một khi bạn làm được việc đó bạn sẽ nhận thấy thật là dễ biết bao. Bạn sẽ có nhiều thời gian cho chính mình, công việc của mình và những thứ khác rất quan trọng với bạn. Tôi biết tôi làm được và tôi hạnh phúc khi mình bắt đầu làm việc đó.
Đôi khi ta vẫn hay nhận những lời nhờ giúp đỡ khi ta đang làm dở việc gì đó. Đôi khi tôi nhận được cuộc gọi từ bạn bè hoặc từ đối tác khi tôi đang họp hay đang bận làm việc gì khác. Cách này là cách tốt nhất để từ chối và lùi lời đề nghị lại. Đầu tiên, bạn phải nói rõ với người đó lúc này không tiện cho bạn nói chuyện vì bạn đang bận. Sau đó, bạn cho họ biết là bạn vấn muốn giúp bằng cách gợi ý cho họ thời gian tiện nhất cho bạn để bạn giúp. Bằng cách này, họ sẽ không bị thất vọng.
3. "Tôi rất muốn giúp nhưng…"
Tôi thường hay dùng cách này để nói không với đối tác. Cách nói này khuyến khích người khác, cho họ biết bạn cũng thích ý tưởng đó (tất nhiên, bạn chỉ nói ra khi bạn thích thật) và chẳng có gì sai trái cả. Tôi thường nhận được nhiều lời mời hợp tác từ nhiều đối tác kinh doanh mà tôi không thể tham gia được, và tôi sử dụng cách này để nói không một cách nhẹ nhàng. Ý tưởng của họ thực sự là rất tuyệt vời, nhưng tôi không thể tham gia vì có nhiều lý do chẳng hạn như đang bận công việc (#1) hay có những nhu cầu khác (#5).
4. "Để tôi suy nghĩ về việc này và tôi sẽ trả lời bạn sau."
Điều này giống như "Có thể" hơn là nói thẳng toẹt ra "Không". Nếu bạn quan tâm muốn giúp họ, nhưng bạn chưa muốn nói "Có", hãy dùng cách này. Đôi khi, tôi cũng thích một ý tưởng nào đó đúng với nhu cầu của mình, nhưng tôi chưa muốn cam kết sẽ làm ngay mà tôi muốn suy nghĩ thêm trước khi trả lời. Đôi lúc có những tính toán khác nảy ra trong đầu, do vậy tôi muốn phải chắc chắn trước khi ra quyết định tham gia vào. Nếu ai đó chân thành nhờ giúp đỡ, họ sẽ sẵn lòng chờ thêm chút thời gian. Bạn hãy nói rõ sẽ trả lời khi nào (ví dụ, 1-2 tuần) để họ biết còn chờ bạn trả lời.
Nếu bạn không quan tâm lời đề nghị của họ, đừng để họ chờ nữa. Hãy sử dụng luôn cách #5, #6 và #7.
5. Việc này không hợp với nhu cầu của tôi nhưng chắc chắn tôi sẽ để tâm đến việc này.
Nếu ai đó đề xuất một thương vụ/cơ hội mà bạn không quan tâm lắm, hãy nói thẳng với họ rằng việc này không hợp với nhu cầu của bạn. Nếu không, buổi thảo luận sẽ kéo dài hơn cần thiết. Rất nên làm thế để người khác biết rằng họ đề xuất với bạn là đúng đắn, nhưng bạn đang cần tìm cơ hội khác phù hợp hơn. Đồng thời, bạn hãy nhấn mạnh với họ rằng bạn sẽ để tâm chú ý tới công việc của họ, nó là dấu hiệu bạn luôn đón chào những cơ hội khác trong tương lai.
6. "Tôi không phải là người có thể giúp bạn tốt nhất. Tại sao bạn không thử hỏi X xem?
Nếu bạn được nhờ làm một việc mà bạn (i) không thể giúp được nhiều (ii) không có đủ nguồn lực để giúp đỡ, hãy cho họ biết là họ đang tìm nhầm người. Nếu có thể, hãy giới thiệu cho họ ai đó/công ty nào đó mà bạn biết có thể giúp được họ. Tôi luôn đưa ra thêm lời giới thiệu họ liên hệ người khác và những khả năng thay thế khác nếu chẳng may cả người tôi giới thiệu cũng không làm được. Bằng cách này bạn đã lái họ đi đúng con đường của mình.
7. "Không, tôi không thể."
Cách đơn giản nhất và thẳng thắn nhất để nói không. Chúng ta đã dựng lên quá nhiều rào cản không cho chúng ta nói "không". Như tôi đã chia sẻ ở đầu bài viết, những rào cản này là bạn tự dựng lên và chúng không có thật. Đừng nghĩ quá nhiều về việc nói "không" và cứ nói thẳng ra. Bạn sẽ ngạc nhiên là người khác sẽ không quá tệ như bạn tưởng tượng ra.
Học cách nói không với những lời đề nghị không phù hợp với nhu cầu của bạn, và một khi bạn làm được việc đó bạn sẽ nhận thấy thật là dễ biết bao. Bạn sẽ có nhiều thời gian cho chính mình, công việc của mình và những thứ khác rất quan trọng với bạn. Tôi biết tôi làm được và tôi hạnh phúc khi mình bắt đầu làm việc đó.