Trước kia, tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner, trước kia còn có tên là đường Kinh Lấp.
Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi là Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này.
Con kinh đã lấp thành đường Kinh Lấp, tức Boulevard Chảner. Phân nửa bên trái là chợ cũ Sài Gòn . Ở đây, hồi đó còn có cả đường xe lửa. Về sau, khi mạng lưới điện được phủ rộng thì xe lửa trở thành xe điện, tức tàu điện, chạy bằng “cần câu điện”.
Kênh Chợ Vải (Kênh Lớn) và đường Charner nhìn từ phía sông Sài Gòn vào phía tòa Thị chính (lúc này chưa xây) . Người Pháp gọi là Kênh Grand.
Hai con đường hai bên Kinh Lớn: một chạy xuống phía bờ sông Sài Gòn, qua phía trước Chợ Cũ là rue Rigault de Genouilly (bên trái), đường từ phía sông chạy lên là rue Charner (bên phải). Khi Kinh Lớn bị lấp vào năm 1887 thì hai con đường được nhập lại thành Boulevard Charner tức là ĐL Nguyễn Huệ sau này.
Hình ảnh công nhân đang làm đường.
Phía trước mặt chợ Bến Thành cũ nhìn ra đường Kinh Lấp – Charner. Có thể đoán ảnh này được chụp khoảng năm 1909-1914, vì ở phía xa ta đã thấy tòa nhà Dinh Xã Tây – nay là UBND TPHCM. Năm 1914 chợ không còn nằm vị trí này.
Đường bên phải là rue Vannier, sau này là Ngô Đức Kế. Chữ viết tay trên hình ghi ngày 21 Avril 1908. Con đường bên hông chợ Bến Thành cũ, nay là đường Ngô Đức Kế . Chợ được dời về vị trí hiện nay vào năm 1914. Vị trí chợ cũ nay là tòa nhà Bitexco và kho bạc.
Hình ảnh là một phiên xử tử hình bằng máy chém phía trước Tòa Hòa Giải trên đường Charner (Nguyễn Huệ), ngay chỗ trước 30 tháng 4 năm 2015 là trụ đồng hồ .
Khu vực trước thương xá Tax. Ngày xưa xe bò vẫn tự do đi lại trong nội thành.
Vào thập niên 50, Đại Lộ Charner – Nguyễn Huệ là một trong những con đường đẹp nhất của Hòn Ngọc Viễn Đông – Sài Gòn.
Trên không ảnh chúng ta có thể thấy đàng xa là hai tháp chuông của nhà thờ Đức Bà.
Cho đến cuối thế kỷ 20, cách đây khoảng chục năm, mỗi năm một lần, con đường này vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ.
Trước năm 1975, đại lộ Nguyễn Huệ thật sầm uất và đầy màu sắc. Là nơi tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn và là tụ điểm ăn chơi của giới thượng lưu và binh lính Mỹ.
Khu vực trước khách san Rex.
Hình ảnh đường Nguyễn Huệ trước 1975, với xe cộ tấp nập.
Sau năm 1975 con đường này đã được cải tạo lại như một quảng trường nhỏ với một bức tượng Bác Hồ với thiếu nhi đặt trước UBND thành phố. Hằng năm từ ngày 28 tháng Chạp đến hết mùng 4 tháng Giêng âm lịch nhà nước tổ chức một đường hoa tại đây và gọi là đường hoa Nguyễn Huệ. Bên cạnh Đường hoa là Lễ hội Đường sách cùng thời gian và địa điểm trên, trưng bày các phương tiện sách, ấn phẩm, với sự tham gia của nhiều nhà phát hành sách.
Ngày 30 thánh 4 năm 2015 đương Nguyễn Huệ đã chính thức trở thành đường đi bộ với diện mạo hoàn toàn mới , hiện đại và đẹp nhất Sài Gòn.