Tôi và ly cafe đá,ngồi bình thản như buổi sáng nào cũng vậy,mặc kệ đèn xanh đèn đỏ chớp tắt ngay ngã tư,mặc kệ dòng xe cộ luôn bấm còi inh ỏi vuột qua như cái chớp mắt, tôi thong thả uống từng ngụm cafe đắng,nhìn ngắm dòng đời đang trôi.
“Đi qua bên kia ngồi đi, chỗ người ta buôn bán đó!”
“Ngồi đây cho vui mà!”
Tiếng chị bán báo nói với ai đó, rồi ai đó trả lời, và lù lù xuất hiện một dáng người ngồi bệt trước mặt tôi:
“Cho em xin điếu thuốc anh!”
Tôi ngước nhìn lên, một anh bạn trẻ có gương mặt hiền lành, đôi mắt dài dại sau cặp kiếng cận, nếu không có bộ quần áo nhàu nhỉ và đôi dép cũ cáu bẩn tôi nghĩ anh bạn này rất giống một công chức hay giáo viên.
“Cám ơn anh!”
Nhận từ tay tôi gói thuốc lá, hắn lí nhí cảm ơn, rút một điếu hắn đưa trả lại gói thuốc, tôi khoác tay
“Em giữ lấy mà hút!”
“Dạ, em cảm ơn, sáng ra gặp ngay người tốt!”
Tôi ngước nhìn lên, một anh bạn trẻ có gương mặt hiền lành, đôi mắt dài dại sau cặp kiếng cận, nếu không có bộ quần áo nhàu nhỉ và đôi dép cũ cáu bẩn tôi nghĩ anh bạn này rất giống một công chức hay giáo viên.
“Cám ơn anh!”
Nhận từ tay tôi gói thuốc lá, hắn lí nhí cảm ơn, rút một điếu hắn đưa trả lại gói thuốc, tôi khoác tay
“Em giữ lấy mà hút!”
“Dạ, em cảm ơn, sáng ra gặp ngay người tốt!”
Hắn nói tưng tửng mà điềm đạm làm tôi phải phì cười.
“Sao lang thang ra đây đây, nhà em ở đâu?”, tôi hỏi.
“Nhà em xa lắm, đi lanh quanh cho đời bớt mỏi mệt anh!”
Hắn nói mà mắt vẫn không rời dòng xe đang lướt trên đường phố, tôi thật ngạc nhiên với câu trả lời của hắn, giọng nói ấm áp, hiền lành và đáng tin cậy của một người rất không bình thường.
“Uống cafe nha?” tôi hỏi.
“Dạ, em thích cafe, anh mời em cảm ơn!”
Lại cảm ơn, cảm ơn mà không thèm dòm mặt tôi chứ, tôi gọi ly cafe đá cho hắn, con nhỏ bưng cafe thòng thêm câu, coi vậy chứ ảnh hiền khô à anh, tội nghiệp, hỗng biết sốc cái gì mà vậy đó.
Khuấy ly cafe, hắn uống từng ngụm nhỏ, lại đốt điếu thuốc mắt xa xăm nhìn về đâu đó, tôi không ngừng quan sát hắn, một khuôn mặt thông minh, giọng nói hiền lành, cử chỉ ra vẻ người có học, bị cú sốc gì trong đời mà nông nỗi vậy em?
“Đi vậy rồi đói cơm nước ăn ở đâu em?”
Tôi lại hỏi và cảm thấy ái ngại cho anh bạn trẻ này, cù bơ cù bất giữa dòng đời ai cảm thông được cho em?
“Có thì ăn, không có thì nhịn anh!”
Vẫn điềm nhiên trả lời như không cần biết mình đang tồn tại, rồi gia đình, người thân chắc đang lo lắng cho em? Người bị bệnh này hay bỏ nhà đi lang thang đến khi thân tàn ma dại mới trở về, có khi đi luôn, rồi những bất trắc nào sẽ đến với em đây?
Trả tiền cafe, còn vài chục ngàn tôi dúi vào tay em “giữ nè, có đói hay thèm gì thì mua ăn nhé, anh về đây!”
Lần này thì không có lời cảm ơn nhưng ánh mắt em nhìn tôi rất lạ.
Chị bán báo càm ràm khi thấy tôi dúi tiền vào tay em, cho nó tiền làm chi, chân cẳng mày si cà que đi đứng còn hõng xong ở đó mà lo cho thiên hạ.
Tôi cười, đâu có bao nhiêu đâu chị, coi như em út mà!
Và thật ngạc nhiên trước khi dắt xe đi tôi nghe câu nói từ anh chàng nữa tỉnh nữa mê đang ngồi trầm tư bên vỉa hè kia, một câu nói không điên chút nào
“Anh tốt, cám ơn anh, anh luôn an lành nha anh!”
Cả tôi, chị bán báo, con nhỏ bưng cafe như lặng đi trước câu nói đó, người tỉnh có bao giờ nói những lời chân tình này không ta?
Anh cũng cầu chúc em an lành và sớm khỏi bệnh để hòa nhập vào cộng đồng em nhé, cuộc đời này luôn bao dung với tất cả chúng ta.
Anh luôn mong vậy!
“Sao lang thang ra đây đây, nhà em ở đâu?”, tôi hỏi.
“Nhà em xa lắm, đi lanh quanh cho đời bớt mỏi mệt anh!”
Hắn nói mà mắt vẫn không rời dòng xe đang lướt trên đường phố, tôi thật ngạc nhiên với câu trả lời của hắn, giọng nói ấm áp, hiền lành và đáng tin cậy của một người rất không bình thường.
“Uống cafe nha?” tôi hỏi.
“Dạ, em thích cafe, anh mời em cảm ơn!”
Lại cảm ơn, cảm ơn mà không thèm dòm mặt tôi chứ, tôi gọi ly cafe đá cho hắn, con nhỏ bưng cafe thòng thêm câu, coi vậy chứ ảnh hiền khô à anh, tội nghiệp, hỗng biết sốc cái gì mà vậy đó.
Khuấy ly cafe, hắn uống từng ngụm nhỏ, lại đốt điếu thuốc mắt xa xăm nhìn về đâu đó, tôi không ngừng quan sát hắn, một khuôn mặt thông minh, giọng nói hiền lành, cử chỉ ra vẻ người có học, bị cú sốc gì trong đời mà nông nỗi vậy em?
“Đi vậy rồi đói cơm nước ăn ở đâu em?”
Tôi lại hỏi và cảm thấy ái ngại cho anh bạn trẻ này, cù bơ cù bất giữa dòng đời ai cảm thông được cho em?
“Có thì ăn, không có thì nhịn anh!”
Vẫn điềm nhiên trả lời như không cần biết mình đang tồn tại, rồi gia đình, người thân chắc đang lo lắng cho em? Người bị bệnh này hay bỏ nhà đi lang thang đến khi thân tàn ma dại mới trở về, có khi đi luôn, rồi những bất trắc nào sẽ đến với em đây?
Trả tiền cafe, còn vài chục ngàn tôi dúi vào tay em “giữ nè, có đói hay thèm gì thì mua ăn nhé, anh về đây!”
Lần này thì không có lời cảm ơn nhưng ánh mắt em nhìn tôi rất lạ.
Chị bán báo càm ràm khi thấy tôi dúi tiền vào tay em, cho nó tiền làm chi, chân cẳng mày si cà que đi đứng còn hõng xong ở đó mà lo cho thiên hạ.
Tôi cười, đâu có bao nhiêu đâu chị, coi như em út mà!
Và thật ngạc nhiên trước khi dắt xe đi tôi nghe câu nói từ anh chàng nữa tỉnh nữa mê đang ngồi trầm tư bên vỉa hè kia, một câu nói không điên chút nào
“Anh tốt, cám ơn anh, anh luôn an lành nha anh!”
Cả tôi, chị bán báo, con nhỏ bưng cafe như lặng đi trước câu nói đó, người tỉnh có bao giờ nói những lời chân tình này không ta?
Anh cũng cầu chúc em an lành và sớm khỏi bệnh để hòa nhập vào cộng đồng em nhé, cuộc đời này luôn bao dung với tất cả chúng ta.
Anh luôn mong vậy!